Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Những điều cần biết khi mua camera giam sát IP

Những điều cần biết trước khi mua camera giám sát IP






Ngoài ra, camera giám sát IP còn được gọi với nhiều tên khác nhau như camera mạng, camera giám sát IP wifi, camera giám sát IP không dây, webcam... tùy thuộc vào một số tính năng và đặc điểm khác.

Những điều cần biết trước khi mua camera giám sát IP

1. Có nên bật máy tính 24/24 khi sử dụng camera giám sát IP?


Thông thường là không, việc có phải bật máy tính 24/24 khi sử dụng camera giám sát IP phụ thuộc vào loại camera bạn đang dùng và cách bạn cấu hình camera giám sát IP. Ví dụ nếu bạn sử dụng máy tính như 1 access point khi cài camera giám sát IP thì bạn phải luôn luôn bật nó, còn nếu bạn kết nối trực tiếp camera giám sát IP vào mạng internet thì không cần.

2. Điểm khác biệt giữa camera giám sát IP thông thường và camera giám sát IP PTZ





PTZ là từ viết tắt của Pan, Tilt và Zoom. Về cơ bản camera giám sát IP quay quét PTZ cũng cho phép nhiều người xem và điều khiển camera cùng lúc như camera giám sát IP thông thường. Nhưng khác biệt ở đây là PTZ camera cho phép người dùng có thể điều chỉnh góc nhìn, zoom, xoay camera khi cần thiết.

3. Phần mềm khi sử dụng camera giám sát IP?


Việc có phải mua bản quyền hay không phụ thuộc vào loại camera và hãng cung cấp camera. Thông thường sẽ có phiên bản phần mềm cho phép bạn cầu hình và xem camera giám sát IP miễn phí kèm cả việc ghi hình. Ngoài ra, nhiều phần mềm camera giám sát IP còn có nhiều tính năng cao cấp như xem nhiều camera cùng lúc, gửi tín hiệu cảnh báo quan điện thoại, email (Hay còn gọi là chức năng Push status, Push video)

Trong trường hợp phần mềm camera giám sát IP bạn sử dụng không có tính năng bạn mong muốn bạn có thể đầu tư mua thêm NVR (Đầu ghi hình IP) để bổ sung tính năng đó (thông thường phần mềm trên NVR có rất nhiều tính năng cao cấp chuyên dụng cho yêu cầu của bạn)

4. Cần những gì để sử dụng được hệ thống camera quan sát IP?


Đầu tiên bạn cần phải có dịch vụ internet dùng không dây wifi hoặc có dây (phụ thuộc vào camera) một địa chỉ IP cho mạng internet có thể dùng ip tĩnh static ip hoặc ip động bằng cách sử dụng DDNS (Dynamic Domain Name Server). Ngoài ra, cần có máy tính cá nhân để cấu hình camera quan sát ip và và thiết bị giúp kết nối camera của bạn với internet. Trong trường hợp bạn muốn lưu lại hình ảnh camera quan sát hàng ngày bạn cân mua thêm NVR hoặc máy tính để cài phần mềm NVR, tôi sẽ hướng dẫn bạn ở bài sau.

5. Địa chỉ IP tĩnh là gì? Tại sao tôi cần dùng nó?


Khi bạn có camera quan sát ip kết nối mạng internet thì thiết bị đó được định danh bằng địa chỉ ip, bạn có thể truy cập trực tiếp camera này trên trình duyệt như chrome, firefox, internet explorer. Thông thường các nhà cung cấp mạng internet như viettel, fpt, vnpt...đều cung cấp địa chỉ ip động dynamic ip cho bạn địa chỉ này thay đổi liên tục hàng giờ vì vậy bạn sẽ rất vất vả để cập nhật và sử dụng chúng trong khi nếu mất tiền đăng ký địa chỉ ip tĩnh static ip nó sẽ không bao giờ thay đổi. Ví dụ địa chỉ ip tĩnh của trang web vuhoangtelecom.vn là 210.245.125.82.

Trong trường hợp bạn không muốn mất tiền để mua địa chỉ ip tĩnh hàng tháng bạn có thể dụng một số dynamic ddns giúp bạn cập nhật địa chỉ này. Nhưng bạn không cần quá lo lắng vì thông thường các nhà sản xuất camera an ninh sẽ giúp bạn truy cập camera giám sát IP của bạn mà không mất thêm đồng phí nào bằng cách sử dụng ddns của họ.

6. Công nghệ nén hình ảnh và độ phân giải của camera quan sát


Độ phân giải của camera giám sát IP được đo bằng đơn vị pixel. Hình ảnh càng chi tiết càng cần nhiều pixel đồng nghĩa với dung lượng lớn hơn và bạn phải trả giá cho hình ảnh độ phân giải cao là đầu tư thêm ổ cứng và nâng băng thông để lưu và truyền tải hình ảnh.

Để truyền hình ảnh từ camera giám sát IP qua internet dữ liệu phải được nén lại để giảm sự tiêu tốn băng thông không cần thiết. Nếu băng thông quá thấp hay bị giới hạn phải phải chấp nhận video chất lượng thấp kể cả giám kích thước video. Hãng camera samsung, camera giám sát IP Hikvision đi đầu trong vấn để sử dụng chuẩn nén video này ví dụ H264/H264+, H265/H265+.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét